honguyen banner

TRUYỆN VỀ VUA GIA LONG

Thứ hai - 16/09/2024 04:56


Ngài (Gia Long) ra cửa biển Ma Ly thám tình thế giặc, gặp thuyền giặc hơn 20 chiếc vụt tới vây sát thuyền ngự, thuyền ngự kéo buồm chạy về phía đông, lênh đênh ngoài biển bảy ngày đêm, trong thuyền hết nước, quân lính đều khát, Ngài lấy làm lo, ngửa mặt lên trời khấn rằng: "Như tôi có mạng làm vua, xin cho thuyền ghé vào trong bờ để cứu tánh mạng mấy người trong thuyền.Nếu không, thời thuyền chìm xuống biển, tôi cũng cam tâm"! 
Rồi thời gió lặng sóng im, đứng trước thuyền ngó thấy mặt nước tự nhiên chia ra dòng trắng dòng đen, thấy một vùng nước trong, trong thuyền có một người múc uống nước nếm thấy ngọt, liền la to lên rằng: "Nước ngọt! Nước ngọt! Lúc bấy giờ ai cũng giành nhau mà uống; Ngài mừng, khiến múc 4, 5 chum; rồi nước mặn lại y như trước. Khi thuyền giặc đã lui rồi, thuyền ngự lại trở về Phú Quốc. Bà Quốc Mẫu nghe tin Ngài về, mừng quá; Ngài thuật lại những tình trạng khổ sở khi ở biển, bà Quốc Mẫu than rằng: "con đi khắp chân trời mặt biển, nhiều lúc gian nan; nhưng ở núi thời gặp gió lớn, ở biển thời gặp nước ngọt, coi đó cũng đủ biết ý trời, con đừng lấy gian hiểm mà ngã lòng!". Ngài lạy tạ rằng: "xin vâng lời mẹ dạy". Ngài tuy còn dưỡng hối** mà gió núi nước ngọt, ứng nhiều điềm tốt, thức giả ai cũng biết có mạng làm vua.
Thuyền ngự đến cửa biển Đốc Công gặp thuyền giặc, bắt được tướng giặc là Quán Nguyệt, sai đem thanh gương Quy y mà chém, (Thanh gươm ấy nguyên là bửu kiếm Tiền triều, khi nào giết người, thời trước đêm ấy gươm đã thoát ra khỏi bao; Ngài ghét thanh gươm ấy ưa giết, đem dâng cửa Phật, cho nên gọi là gươm Quy y). Khi trước Nguyệt ở Long Xuyên, tàn hại dân lắm; nay nghe Nguyệt bị giết, ai cũng lấy làm sướng.
Tháng 8, thuyền ngự đậu ở hòn Chung, rồi qua đậu hòn Thổ Châu.

Năm Giáp Thìn thứ V (1784) tháng 2, Ngài ngự sang Xiêm. Nguyên trước khi bị thua ở tại sông Ngưu Chữ, Châu Văn Tiếp sang Xiêm xin binh, vua Xiêm nhận lời, bảo Tiếp đi đàng núi mà về; rồi sai tướng Xiêm là Thát Xỉ Đa đem binh thủy qua Hà Tiên, tiếng là qua cứu, kỳ thiệt ám chúc rước Ngài qua Xiêm; Tiếp cũng có mật biểu, sai người đi theo binh Xiêm về tâu; Ngài được biểu mừng lắm, liền vào Long Xuyên để hội với tướng Xiêm, tướng Xiêm cố xin Ngài sang Xiêm, Ngài bất đắc dĩ phải theo, nhưng trước sai Chánh cơ Ngô Công Quý hầu bà Quốc Mẫn và cung quyến dời qua ở Thổ Châu.
Tháng 3, Ngài đến thành Vọng Các, vua Xiêm đón rước cực kỳ lễ phép, Ngài tự nghĩ buồn bực không biết chừng nào. Vua Xiêm nói rằng: "Chiêu Nam cốc (nghĩa là vua nhà trời nước Nam Việt) sợ hay sao?"- Ngài nói rằng: "không phải sợ, nhà nước tôi trải đời truyền nối hơn 2.000 năm, bây giờ quốc vận trung suy, tôi thời ít đức không tài, không giữ gìn cơ nghiệp được, vì thế mà buồn; nghĩ muốn trả thù, bắt giặc Tây Sơn làm thịt mà ăn, trải dỏỉ aùn mà nằm, dẫu chết cũng cam tâm, có sợ gì đâu". Vua Xiêm nghe nói, cho là khảng khái; nhơn hỏi việc nước; nói chưa xong lời, thời thấy Châu Văn Tiếp ở ngoài đi vào, tới trước Ngài ôm đầu gối quỳ mà khóc mãi. Vua Xiêm cảm động, nói với quần thần Xiêm rằng: "Chiêu Nam cốc có người tôi như vậy, coi đó là biết ý trời". Bèn chịu giúp binh để lo việc khôi phục. Vua thứ hai Xiêm nhơn nói: "Năm trước có giảng hòa với ông Nguyễn Hữu Thụy đã ước thệ rằng: hoạn nạn phải giúp nhau, bây giờ xin giúp sức". Rồi đem cờ, dao, gươm của ông Thụy tặng cho lúc trước để làm tin, hẹn ngày cử binh.
Cho Mạc Tử  Sanh làm Chánh cơ. Nguyên Mạc Thiên Tứ bị hại bên Xiêm, chỉ có con thứ là Sanh, Toán, Thiêm, và cháu là Công Bính, Công Du, Công Thê, Công Tài vì tuổi nhỏ khỏi bị hại; bây giờ tới chỗ Hành Tại bái yết, Ngài nghĩ con cháu công thần, bèn cho Sanh làm Chánh cơ theo hầu.
Tháng 6, Ngài từ Xiêm đem binh về Gia Định, vua Xiêm sai cháu là Chiêu Tăng, Chiêu Sương đem 20.000 lính thủy, 300 chiếc thuyền chiến giúp Ngài.
Tháng 7, quan quân lấy được đạo Kiến Giang, lại phá quân Đô đốc giặc là Nguyễn Hóa ở Trấn Giang, kéo thẳng đến các xứ Ba Thắc, Trà Oân, Mân Thiết, Sa Đéc, chia quân đóng giữ.
Cho Mạc Tử Sanh làm Tham tướng trấn Hà Tiên, quản lý việc binh dân.
Tháng 11, Thái giám Lê Văn Duyệt, Đội trưởng Nguyễn Văn Khiêm bái yết ở Hành Tại. Khi trước trận đánh tại Đồng Tuyên, Văn Khiêm, Văn Duyệt theo Ngài không kịp, bị giặc bắt, bây giờ mới trốn về.
Ngài nghĩ rằng binh Xiêm tàn bạo quá, dân ta đều than oán, muốn lui quân về.
Tháng 12, Nhạc nghe báo tin nguy cấp, sai Huệ đem thuyền binh vào Sài Gòn, Nhạc thời đem binh mạnh phục tại sông Sầm Giang và sông Xuy Miệt, mà dụ Xiêm ra đánh; tướng Xiêm là Chiêu Tăng, Chiêu Sương không biết địa lý, lại quen thắng trận luôn, liền kéo quân xuống thẳng Mỹ Tho, gặp quân phục binh chặn đánh, quân Xiêm thua, theo đàng núi Chân Lạp chạy về; Ngài sai Mạc Tử Sanh và Chánh cơ Trung sang Xiêm báo tin.
Phạm Văn Nhơn, Nguyễn Văn Liêm, và ông Bách Đa Lộc đem Hoàng Tử Cảnh sang Đại Tây Dương; đi đến Tiểu Tây Dương, thời nghe nước Đại Pháp có việc; rồi ở lại thành Bông Đi Sê Ri (thuộc về Aán Độ).

Năm Ất Tỵ thứ VI (1785), tháng giêng, Ngài trú tất ỏ Thổ Châu.
Tháng 4, Ngài qua Xiêm đến thành Vọng Các, vua Xiêm hỏi sự trạng bị thua, Ngài nói hết chuyện Tăng, Sương tàn bạo, dân đều ta thán, cho nên thua. Xiêm vương giận lắm, muốn chém Tăng, Sương, Ngài lại hòa giải rằng: "hai tướng vẫn có tội, nhưng việc nên cùng không, cũng là tại trời, sẽ chờ cơ hội thôi! Xin tha cho bọn ấy". Xiêm vương mới nguôi giận.
Tháng 5, Lê Văn Duân đem 600 người bái yết ở Hành Tại, các tướng sĩ cũng tìm đàng theo đến, ngày càng thêm đông.
Ngài khiến tướng sĩ chuyên làm việc đồn điền để cho đủ quân lương, lại khiến làm thuyền chiến ở ngoài cù lao, hoặc lén về Gia Định mộ thêm quân nghĩa dõng để tính việc khôi phục.

Năm Bính Ngọ thứ VII (1786) tháng 2, có ba toán quân Diến Điện xâm đất Sài Nặc nước Xiêm, Xiêm vương đi đánh, xin Ngài định mưu kế cho, Ngài nói: "Từ Diến Điện đến đây đàng đi ngàn dặm, vận tải quân lương, công tình cũng đã khó nhọc, tôi giúp sức cho, đánh cho gấp thời chắc được". Xiêm vương lập tức tấn binh, Ngài đem quân đánh giúp Xiêm, sai Lê Văn Duân, Nguyễn Văn Thành đi trước, lấy ống hỏa hổ xổ lửa ra đánh, binh Diến Điện sợ chạy, chết nhiều lắm, bắt sống đến 500 người. Khi trở về, vua Xiêm đem vàng lụa làm lễ tạ. Vua Xiêm lại muốn giúp binh để thâu phục Gia Định. Ngài bàn với các tướng; Nguyễn Văn Thành tâu rằng: "Xưa vua Thiếu Khương chỉ có một toán binh còn khôi phục được nhà Hạ, ta nên dưỡng sức chờ thời, việc còn làm được, chớ nên đem giặc vào trong nước". Ngài cho là phải, không dùng binh Xiêm nữa.

Quốc Sử Quán Triều Nguyễn

Quốc Triều chính biên toát yếu

: honguyen

: Huế Cổ Phong

stringrating

Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây