honguyen banner
Nguyên tắc tài chính

A- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN (TĐHN) đứng tên tài khoản không có quyền tự ý chi, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát. 
B- Ban kiểm soát xét duyệt chi.  về các mục đích của niên liễm. Theo dõi người đóng niên liễm, nếu có sự chênh lệch giữa thực tế Thu và báo cáo của TĐHN
b- Khi có người đóng niên liễm, người nhận phải báo cao chậm nhất sau 1 ngày. Mỗi tháng TĐHN báo cáo 1 lần về số dư, số lãi (nếu có) trong lần gặp tuần thứ 3 hàng tháng.

Chủ tài khoản:
HO NGUYEN 
Số tài khoản: 6667887999
Ngân hàng.QUÂN ĐỘI (MB)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: TÊN NGƯỜI ĐÓNG NIÊN LIỄM.2023 SĐT. ….
Tài khoản này do CTY CỔ PHẦN HỌ NGUYỄN quản lý. 
Ban Kiểm soát:
1- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN. 
2- Bảo Long
Tất cả đều tự nguyện không nhận lương và chi phí nào.
 

QUY CHẾ NIÊN LIỄM THÀNH VIÊN
DOANH NGHIỆP & HẬU DUỆ HỌ NGUYỄN

(Qui chế có hiệu lực từ ngày phát hành Thẻ Thành viên công khai.) update đến 13/10/2022
I- Ý nghĩa:
Để tạo điều kiện giao lưu và đoàn kết cho tất cả quý Bà con và Doanh nghiệp tham gia lâu dài, gắn bó, có trách nhiệm. 
II- Mục đích và tiêu chí:
Mục đích:
a- Tạo nguồn quỹ cho các hoạt động về tương lai con em. Học bổng, khuyến học, phát triển tài năng. 
b- Tương thân, tương ái. Thăm viếng các vị cao niên. 
c- Tổ chức các hoạt động liên quan đến tìm hiểu lịch sử cho mọi người.
d- Tạo nguồn vốn cho bà con doanh nghiệp lập nghiệp. 
Tiêu chí:
Tiêu chí hiện nay, chúng tôi không sử dụng niên liễm này ít nhất trong năm 2022 và 2023.
III- Nguồn thu:
1- Nguồn thu thứ nhất: Niên liễm:
Thời gian tính niên liễm:
Từ 01/01 đến 31/12
Năm 2022 từ ngày 23/10/2022 đến hết năm 2023. (Năm đầu 14 tháng, các năm sau 12 tháng). 
Số tiền: 300.000₫.1 năm
(Ba trăm ngàn VNĐ). Một người (thành viên). 
Thành phần đóng niên liễm: Bất kỳ ai tử 18 tuổi trở lên đủ tư cách công dân.có quyền tham gia. 
2- Nguồn thu thứ hai:Tiền ủng hộ của bà con, thân hữu, doanh nghiệp với mục đích trên . 

  • Được cấp thẻ thành viên
  • Tham gia các hoạt động nhóm
  • Được ưu tiên hỗ trợ kinh doanh
  • Được tằng quà trong các dịp giao lưu
Xem thêm

Những trận bão thời Triều Nguyễn

Thứ hai - 16/09/2024 04:58
Những trận bão năm Giáp Thìn thời triều Nguyễn

Theo ghi chép của chính sử triều Nguyễn, trận lũ năm Giáp Thìn (1844) xảy ra vào ngày 21 và 22/10 (Thiệu Trị năm thứ 4), trận bão lụt lớn ở phủ Thừa Thiên và tỉnh Quảng Trị gây nên thiệt hại nặng. Theo đó, từ chập tối đêm trùng cửu (ngày 9/9 âm lịch - tức ngày 20/10), gió nổi từ phương Tây Bắc đến nửa đêm. Sáng ngày 21 gió bão dữ dội, mái ngói bị tốc, cây cối đổ ngã, mưa lụt nước ngập.

Ở kinh thành nước ngập hơn 10 thước (2,5m), cán cờ trên chòi cửa bị gãy, công sở, nhà cửa, thuyền bè bị đổ, bị chìm đắm rất nhiều. Ở phủ Thừa Thiên hơn 1.000 người chết đuối. Ở Quảng Trị nước ngập đến 16 thước (4m), 79 người bị chết đuối, 3.000 ngôi nhà dân bị đổ.

Cũng trong trận bão lụt năm Giáp Thìn (1844), cả 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi đều bị ảnh hưởng, tuy có nhẹ hơn.

Với sức tàn phá nặng nề, vua Thiệu Trị đã phái các quan phát ra tiền gạo tải đi chia từng hạng người để chẩn cấp. Người nghèo túng mỗi người 1 quan tiền, 10 bát gạo. Mỗi người chết đuối 3 quan tiền. Nhà cửa đổ nát thì hộ lớn 3 quan tiền; hộ vừa 2 quan; hộ nhỏ 1 quan. Thuyền bè bị đắm cũng quy định cấp như vậy.

Cùng với đó, nhà vua cho dân 6 huyện Thừa Thiên vay 23.000 phương gạo, các vùng gần thì đến kho ở kinh thành lấy, các vùng ở xa thì cử thuyền chở đến cấp phát cho người dân.

Một hoa giáp sau (60 năm), vào năm Giáp Thìn (1904) xảy ra trận lụt kèm theo bão lớn cấp 11 ở Trung Kỳ, chủ yếu trong ngày 11/9; phạm vi chịu ảnh hưởng từ Thanh Hóa đến Bình Định, trực tiếp là khu vực các tỉnh Quảng Bình vào đến Quảng Nam, với tâm bão nằm giữa cửa sông Quảng Trị đến mũi Chân Mây thuộc phủ Thừa Thiên.

Nhà nghiên cứu Trần Đại Vinh cho biết, theo lời kể của dân gian thì đứng tại cổng chùa Ba La Mật, nay ở phường Phú Thượng, nhìn lên thấy rõ tận chùa Thiên Mụ (cách 7km), cầu Dã Viên, không còn một cây gì chắn tầm mắt, tất cả đã trốc gốc, bổ rạp xuống mặt đất. Đình Hương Nguyện phía trước tháp Phước Duyên bị sụp đổ. Cầu Trường Tiền bị đổ xuống sông 3 vài, nóc mái Toà Khâm bị sụp đổ. Ở phía dưới, nhà bia ven sông Phổ Lợi cũng bị sụp đổ xuống sông.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cung cấp bức điện báo của ông A. Raquez đến Huế dự lễ mừng thọ ngũ tuần [50 tuổi] của hoàng thái hậu - mẹ vua Thành Thái, đúng vào thời điểm cơn bão năm Giáp Thìn (1904) đổ bộ vào Huế. Bức điện báo tường thuật: “… Chủ nhật, ngày 11/9, khoảng 11 giờ sáng, bão ập vào Huế. Bão quật đổ, tàn phá, hủy diệt những chướng ngại nó gặp phải. Những túp lều nghèo của người An Nam sụp đổ như những ngôi nhà bằng lá bài, chôn vùi những con người bất hạnh mà lẽ ra chúng phải bảo vệ. Cây cối bật gốc, đổ ầm ầm”.

“Tòa nhà tu viện Sainte Enfance và nhà thờ của chủng viện Kim Long bị sập. Cha Dangelzer bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Tiếng chuông gióng vang đi khắp nơi” - ông A. Raquez mô tả trong bức điện.

“Cây cầu sắt lớn do công ty Creusot xây dựng [cầu Trường Tiền, lúc này mang tên cầu Thành Thái] đã chịu thua. 4 trong số các nhịp dài 70 mét của nó đã bị xé ra khỏi các trụ cầu để minh họa một cách mạnh mẽ cho sự dữ dội. Những xác sắt khổng lồ nằm dưới sông.

Không còn cây cối nào ở Huế nữa. Người ta nói có 3.000 người bản xứ thiệt mạng và 3 người châu Âu bị thương vong” - A. Raquez viết trong bức điện.

Còn tại Nam Kỳ, tờ Nam Kỳ tuần báo số 85, ra ngày 8/5/1944 đã thuật lại trận bão năm Giáp Thìn 1904 như sau: Trận bão xảy ra nhằm ngày chúa nhựt [chủ nhật], ler Mai [ngày 1/5] 1904, đúng vào ngày rằm tháng 3 năm Thìn. Tính chung sự thiệt hại về tài sản có hơn 40 triệu bạc và số người chết có trên 3.000.

Tính chung có đến 9.00 cây lớn trốc gốc nằm ngổn ngang ở các ven đường. Những cây còn đứng được thì cũng xiêu vẹo và tuốt lá gãy nhành. Lá cây rụng lấp cả đường đi, hay vào cửa, vào nhà người ta, bay tới trên cửa sổ… nhiều nhà cửa trốc ngói đưa sườn, thấy thương hại quá.

Khánh Quang - Anh Tuấn, báo Kinh Tế đô thị

Ảnh: Cầu Thành Thái (tên gọi cầu Trường Tiền lúc đó) ngay sau cơn bão năm Giáp Thìn (1904) . Ảnh do nhà nghiên cứu Nguyễn Quang Trung Tiến cung cấp

: honguyen, Đoàn Nguyễn Tùng

: Huế Cổ Phong

stringrating

Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây