A- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN (TĐHN) đứng tên tài khoản không có quyền tự ý chi, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát.
B- Ban kiểm soát xét duyệt chi. về các mục đích của niên liễm. Theo dõi người đóng niên liễm, nếu có sự chênh lệch giữa thực tế Thu và báo cáo của TĐHN
b- Khi có người đóng niên liễm, người nhận phải báo cao chậm nhất sau 1 ngày. Mỗi tháng TĐHN báo cáo 1 lần về số dư, số lãi (nếu có) trong lần gặp tuần thứ 3 hàng tháng.
Chủ tài khoản:
HO NGUYEN
Số tài khoản: 6667887999
Ngân hàng.QUÂN ĐỘI (MB)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: TÊN NGƯỜI ĐÓNG NIÊN LIỄM.2023 SĐT. ….
Tài khoản này do CTY CỔ PHẦN HỌ NGUYỄN quản lý.
Ban Kiểm soát:
1- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN.
2- Bảo Long
Tất cả đều tự nguyện không nhận lương và chi phí nào.
(Qui chế có hiệu lực từ ngày phát hành Thẻ Thành viên công khai.) update đến 13/10/2022
I- Ý nghĩa:
Để tạo điều kiện giao lưu và đoàn kết cho tất cả quý Bà con và Doanh nghiệp tham gia lâu dài, gắn bó, có trách nhiệm.
II- Mục đích và tiêu chí:
Mục đích:
a- Tạo nguồn quỹ cho các hoạt động về tương lai con em. Học bổng, khuyến học, phát triển tài năng.
b- Tương thân, tương ái. Thăm viếng các vị cao niên.
c- Tổ chức các hoạt động liên quan đến tìm hiểu lịch sử cho mọi người.
d- Tạo nguồn vốn cho bà con doanh nghiệp lập nghiệp.
Tiêu chí:
Tiêu chí hiện nay, chúng tôi không sử dụng niên liễm này ít nhất trong năm 2022 và 2023.
III- Nguồn thu:
1- Nguồn thu thứ nhất: Niên liễm:
Thời gian tính niên liễm:
Từ 01/01 đến 31/12
Năm 2022 từ ngày 23/10/2022 đến hết năm 2023. (Năm đầu 14 tháng, các năm sau 12 tháng).
Số tiền: 300.000₫.1 năm
(Ba trăm ngàn VNĐ). Một người (thành viên).
Thành phần đóng niên liễm: Bất kỳ ai tử 18 tuổi trở lên đủ tư cách công dân.có quyền tham gia.
2- Nguồn thu thứ hai:Tiền ủng hộ của bà con, thân hữu, doanh nghiệp với mục đích trên .
- Được cấp thẻ thành viên
- Tham gia các hoạt động nhóm
- Được ưu tiên hỗ trợ kinh doanh
- Được tằng quà trong các dịp giao lưu
Nguyễn Văn An
TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC - 1954 - 1960: Công nhân điện Nhà máy điện Hà Nội. - 1961 - 1967: Học nghiệp vụ trong nước 2 năm, sau là sinh viên Trường đại học Bách khoa Donesk (Liên Xô, nay thuộc Ukraina) 5 năm. - 1967 - 1969: Về nước công tác ở Công ty điện lực Hà Nội. - 1970 - 1972: Công tác ở Sở Điện III (Nam Định). - 1972 - 1973: Phó Giám đốc kỹ thuật Công ty điện Nam Hà, Tỉnh uỷ viên dự khuyết Tỉnh ủy Nam Hà. - 1974 - 1976: Thường vụ Tỉnh uỷ, Trưởng ban Tuyên huấn Tỉnh uỷ tỉnh Nam Hà. Học ở Trường đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (khóa VII). - Tháng 8/1976 - 1980: Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hà Nam Ninh, phụ trách công nghiệp, sau làm Bí thư Thành uỷ Nam Định. - Tháng 11/1980: Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam Ninh. - Tháng 4/1981: được bầu làm Đại biểu Quốc hội khoá VII, Uỷ viên Uỷ ban Kinh tế - Kế hoạch và Ngân sách của Quốc hội. - Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (tháng 3 năm 1982) được bầu làm Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Bí thư Tỉnh uỷ Hà Nam Ninh (1982-1987). - Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) được bầu Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. - Tháng 9/1987: Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (tháng 6 năm 1991) được bầu là Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, tiếp tục làm Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương. - Tháng 7/1996: Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, Uỷ viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương. - Tháng 4/2001: tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng. - Ngày 27 tháng 6 năm 2001: tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá X, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam.
Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Văn An: Cần có luật để Đảng tránh bao biện, làm thay.“Tại sao cuộc vận động chỉnh đốn Đảng TƯ 6 (lần 2) Khóa VIII và Nghị quyết TU 4 khóa XI về xây dựng và chỉnh đốn Đảng lại không thành công?”- ông đặt câu hỏi. Rồi ông trả lời: “Cả hai nghị quyết đều đưa ra nguyên nhân chính dẫn đến thoái hóa biến chất của một bộ phận không nhỏ đảng viên, đặc biệt là đảng viên có chức, có quyền là xa rời chủ nghĩa Mác- Lenin. Phải chăng chúng ta đã xác định không đúng nguyên nhân về thoái hóa biến chất của của một bộ phận không nhỏ trong Đảng cầm quyền?”.“Chiến lược cán bộ thời kỳ CNH- HĐH đất nước” và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TƯ Đảng (khoá VIII) ngày 16/8/1999 “Về một số vấn đề về tổ chức, bộ máy và tiền lương, trợ cấp xã hội thuộc ngân sách nhà nước”. “Trong các nghị quyết này tôi mắc sai lầm là khi nền kinh tế đã chuyển từ tập trung, bao cấp sang kinh tế thị trường rồi mà bộ máy cán bộ vẫn quy hoạch, làm theo tư duy và phương pháp kiểu tập trung, bao cấp cho nên mới sinh nhiều chuyện. Ấy vậy mà cho đến nay, hai nghị quyết này vẫn có hiệu lực, chưa được sửa đổi, bổ sung. Thế cho nên tôi mới làm kiểm điểm nhận sai lầm”, ông trầm ngâm nói.
Lão Tử khuyên người lãnh đạo phải sang lấy hèn làm gốc, cao lấy thấp làm nền. Biển sở dĩ làm vua trăm sông, ngàn vạn khe lạch là vì khéo ở dưới thấp, trăm sông, ngàn vạn khe lạch đều đổ nước về. “Vì vậy thánh nhân muốn ở trên dân thì lời nói phải khiêm hạ, muốn ở trước dân thì phải lùi lại sau. Sở dĩ biển lớn vì nó chịu ở thấp hơn và dung nạp được tất cả”- ông nhấn mạnh.
Là người đọc nhiều, biết nhiều, lại nghiên cứu sâu về đạo Lão, chắc ông thấu hiểu học thuyết của Lão Tử lấy Vô vi làm gốc. Đó là, Vô dục: bớt, đến tiêu diệt tham lam, ham muốn. Vô tranh: không tranh giành với ai thì cũng không ai tranh giành với mình. Thủ thế: biết lùi để tiến. Tri túc: biết thế nào là đủ để dừng. Nghĩ được vậy, làm được vậy lòng sẽ luôn thanh thản. Xưa nay chỉ những bậc đại nhân, đại trí mới nhìn ra điều ấy và chủ động rút khỏi quyền lực đúng lúc. Ở góc phòng khách có bày bức tượng Thánh Gióng cưỡi ngựa về trời, chúng tôi hỏi ông sao lại bày bức tượng này, ông bảo sở dĩ Thánh Gióng vĩ đại và được phong Thánh là bởi lập kỳ công rồi không tham ở lại. Nhấp ngụm trà, nguyên Chủ tịch Quốc hội cười thư thái, bảo: “Lão Tử khuyên rằng: Công thành nhi phất cư. Phù duy phất cư. Thị dĩ bất khứ”. Nghĩa là làm mà không cậy công. Thành công mà không ở lại. Vì không ở lại nên không bị bỏ đi. Tôi thấy nhiều người có chức vụ do không biết được triết lý uyên thâm này nên mới tự mình làm khổ mình đấy chứ”. Đ.V.H-L.T.B
: honguyen