honguyen banner
Nguyên tắc tài chính

A- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN (TĐHN) đứng tên tài khoản không có quyền tự ý chi, chịu trách nhiệm nếu để xảy ra thất thoát. 
B- Ban kiểm soát xét duyệt chi.  về các mục đích của niên liễm. Theo dõi người đóng niên liễm, nếu có sự chênh lệch giữa thực tế Thu và báo cáo của TĐHN
b- Khi có người đóng niên liễm, người nhận phải báo cao chậm nhất sau 1 ngày. Mỗi tháng TĐHN báo cáo 1 lần về số dư, số lãi (nếu có) trong lần gặp tuần thứ 3 hàng tháng.

Chủ tài khoản:
HO NGUYEN 
Số tài khoản: 6667887999
Ngân hàng.QUÂN ĐỘI (MB)
Nội dung chuyển khoản ghi rõ: TÊN NGƯỜI ĐÓNG NIÊN LIỄM.2023 SĐT. ….
Tài khoản này do CTY CỔ PHẦN HỌ NGUYỄN quản lý. 
Ban Kiểm soát:
1- CTY CP TẬP ĐOÀN HỌ NGUYỄN. 
2- Bảo Long
Tất cả đều tự nguyện không nhận lương và chi phí nào.
 

QUY CHẾ NIÊN LIỄM THÀNH VIÊN
DOANH NGHIỆP & HẬU DUỆ HỌ NGUYỄN

(Qui chế có hiệu lực từ ngày phát hành Thẻ Thành viên công khai.) update đến 13/10/2022
I- Ý nghĩa:
Để tạo điều kiện giao lưu và đoàn kết cho tất cả quý Bà con và Doanh nghiệp tham gia lâu dài, gắn bó, có trách nhiệm. 
II- Mục đích và tiêu chí:
Mục đích:
a- Tạo nguồn quỹ cho các hoạt động về tương lai con em. Học bổng, khuyến học, phát triển tài năng. 
b- Tương thân, tương ái. Thăm viếng các vị cao niên. 
c- Tổ chức các hoạt động liên quan đến tìm hiểu lịch sử cho mọi người.
d- Tạo nguồn vốn cho bà con doanh nghiệp lập nghiệp. 
Tiêu chí:
Tiêu chí hiện nay, chúng tôi không sử dụng niên liễm này ít nhất trong năm 2022 và 2023.
III- Nguồn thu:
1- Nguồn thu thứ nhất: Niên liễm:
Thời gian tính niên liễm:
Từ 01/01 đến 31/12
Năm 2022 từ ngày 23/10/2022 đến hết năm 2023. (Năm đầu 14 tháng, các năm sau 12 tháng). 
Số tiền: 300.000₫.1 năm
(Ba trăm ngàn VNĐ). Một người (thành viên). 
Thành phần đóng niên liễm: Bất kỳ ai tử 18 tuổi trở lên đủ tư cách công dân.có quyền tham gia. 
2- Nguồn thu thứ hai:Tiền ủng hộ của bà con, thân hữu, doanh nghiệp với mục đích trên . 

  • Được cấp thẻ thành viên
  • Tham gia các hoạt động nhóm
  • Được ưu tiên hỗ trợ kinh doanh
  • Được tằng quà trong các dịp giao lưu
Xem thêm

Nguyễn Công Hoan - Bậc thầy về truyện ngắn châm biếm

Thứ ba - 09/01/2024 10:14
Nguyễn Công Hoan (6 tháng 3 năm 1903 tại Hưng Yên – 6 tháng 6 năm 1977 )  ở  làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên).
Nguyễn Công Hoan - Bậc thầy về truyện ngắn châm biếm
Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.[1][2]

Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.

Sau Cách mạng tháng Tám, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ, kiêm Giám đốc Sở Tuyên truyền Bắc Bộ. Sau đó ông gia nhập Vệ quốc quân, làm biên tập viên báo Vệ quốc quân, giám đốc trường Văn hóa quân nhân, chủ nhiệm và biên tập tờ Quân nhân học báo. Ông là đảng viên Đảng Lao động Việt Nam từ năm 1948. Năm 1951 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, biên soạn sách giáo khoa và sách Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm 1950 dùng cho lớp 7 hệ chín năm. Ông cũng viết bài cho báo Giáo dục nhân dân, cơ quan ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề văn với cương vị Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam (khóa đầu tiên 1957-1958), Ủy viên Ban Thường vụ trong Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa sau đó. Ông cũng là Ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam, chủ nhiệm tuần báo Văn (tiền thân của báo Văn nghệ).
Giai thoại
Mặc dù sinh thời, Phạm Quỳnh nhận xét về Nguyễn Công Hoan rằng "Truyện viết hay như Tây" nhưng ông rất ít đọc các tác phẩm văn học nước ngoài, kể cả tác phẩm của các tác giả bậc thầy. Theo ông kể lại, ngày còn đi học, ông được một người thân cho ba đồng bạc để mua sách, ông góp thêm tiền vào mua được bộ tiểu thuyết Bá tước Monte Cristo (bấy giờ được dịch sang tiếng Việt là Ngọc Sơn bá tước) của Alexandre Dumas. Sách mua về, ông chỉ đọc có chương đầu tiên rồi bỏ, từ đấy cuốn sách chỉ để cho mượn. Khi ông được người bạn cho mượn một tập truyện ngắn của Guy de Maupassant thì ông cũng chỉ đọc có truyện đầu là "Lão ăn mày", rồi không xem thêm nữa

Nguyễn Công Hoan mất ngày 6 tháng 6 năm 1977 tại Hà Nội.

stringrating

Bạn đã không sử dụng site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây