LỄ SINH PHONG CỤ BÀ CAO THỊ CẢNH

IMG 0489
Xin được giới thiệu bài tường thuật của cụ Nguyễn Đạt Tôn (1918-2005), là hậu duệ đời thứ 15 của dòng họ Nguyễn Đông Tác về lễ sinh phong hàm Ngũ phẩm Nghi nhân của cụ bà Cao Thị Cảnh (1861-1944), hiệu Diệu Sắc, chính thất của cụ Nguyễn Chấn tại làng Trung Tự, là bà nội của tác giả. Cụ Nguyễn Đạt Tôn sau 1975 định cư ở Hoa Kỳ, là tiến sĩ Dược học.
Khi còn trẻ, chúng tôi đã được hân hạnh dự lễ sinh phong hàm Ngũ Phẩm Nghi Nhân của cu bà Cao Thị Cảnh là nội tổ chúng tôi. Xin thuật lại sau đây để con cháu sau này biết nghi lễ đã được tổ chức và diễn tiến ra sao.
Lễ được cử hành tại nhà Từ Đường. Không cần phải nói hẳn ai cũng rõ rằng từ mấy hôm trước, con cháu và gia nhân đã dọn dẹp phòng ốc thật sạch sẽ, ban thờ được lau chùi bóng lộn, chuẩn bị cho cỗ bàn thập phần đầy đủ. Ngay từ sáng sớm ngày lễ, ban thờ đã được trang hoàng kỹ lưỡng. Chính giữa bàn thờ và lui về phía sau là một cái đỉnh đồng bóng lộn. Trong đỉnh bỏ trầm hương, đốt lên mùi hương tỏa ngạt ngào. Trước đỉnh là một cái giá gỗ sơn son thiếp vàng; trên giá gác một thanh gươm cắm trong một vỏ gỗ thiếp vàng nhưng sơn đen. Thanh gươm đó, theo các cụ, tượng trưng cho uy quyền của nhà vua. Hai bên là hai cái giả nến cao bằng đồng và hai cái mâm trên đó hoa quả bẩy cao ngất. Sắc phong vua ban được xếp trong một cái hòm gỗ sơn son thiếp vàng, đậy nắp và đặt ngay chính giữa ban thờ, trước cái giả gươm. Bàn thờ khói hương nghi ngút, đèn nến sáng choang. Phía trước ban thờ được phủ bằng một bức gấm đỏ thêu lưỡng long chầu nguyệt. Hoa văn ngũ sắc được thêu bằng kim tuyến lóng lánh. Hai bên ban thờ là hai cái giả gỗ cắm cờ ngũ hành và các đồ nghi trượng cũng sơn son thiếp vàng bóng lộn. Phía trước ban thờ và kê ở dưới thấp là một cái sập gụ có trải chiếu cạp điều. Sân ở trước chính diện ngôi từ đường đã được quét dọn sạch sẽ từ trước và trồng một cây cột cao gần bốn thước tây, trên ngọn treo một lá cờ ngũ hành khá lớn. Dưới lá cờ là một bánh pháo hồng dài chừng hai thước sẵn sàng để đốt khi bắt đầu khai mạc buổi lễ.
Đại lễ được dự định cử hành vào lúc chín giờ sáng, nhưng mới tinh sương, con cháu, họ hàng đã tề tựu đầy đủ. Ai nấy đều y phục chỉnh tề. Các ông đều mặc Nam phục: Khăn đóng, áo dài, quần trắng, đi giầy gia định hay giầy tây. Các bà quần áo lụa là, hạt vàng cuốn cổ, nhẫn, xuyến đầy tay. Trẻ con tíu tít, ổn ào khiến cho không khí y như ngày Tết Nguyên Đán. Ba ông con trai cụ đều mặc triều phục, mũ mãng, cân đai, sẵn sàng từ sớm để đón tiếp các quan về tuyên đọc sắc phong. Phía bên phải bàn thờ, ngồi trên mối chiếc chiếu lớn trải ngay trên mặt sản gạch là các nhạc công, nam có, nữ có, ai cũng quần áo chỉnh tề, sẵn sàng tấu nhạc.
Trong nhà từ đường, người nhà đã đông như nêm cối, nhưng ngoài sân người làng lại đông hơn. Dân làng cũng đã tụ tập từ sáng sớm, dành chỗ tốt để xem lễ cử hành. Người thì quan sát ban thờ, trầm trồ khen ngợi; người thì bình phẩm trang phục của con cháu cụ bà, cung cách tiếp đón khách đến chúc mừng. Có nhiều vị quan khách vừa đến đầu ngõ đã dừng lại, đốt 1 bánh pháo mang theo để mừng. Con cháu chạy ra đón tiếp cũng đốt pháo để đáp lễ. Nhiều khi pháo nổ hầu như liên hồi, đem lại không khí của một ngày đại hội. Vì đã lâu ngày nên chúng tôi chỉ còn nhớ được tên các vị quan khách đặc biệt sau đây: Tổng đốc Hồ Đắc Điềm, Tuần phủ Nguyễn Quang Chưởng, Kiểm học Bạch Văn Lễ.
Vào khoảng 9 giờ thì quan huyện sở tại đến. Được người nhà chạy vào báo tin, các con cháu ra tận ngoài cổng để nghênh tiếp. Huyện quan yêu cầu được vào phòng bên để mặc phẩm phục do lính lệ đem theo ngõ hầu sẵn sàng chờ đón quan đầu tỉnh. Một lúc sau thì vị này đến, đến, gia đình cũng nghênh đón trịnh trọng như vị trước. Vị này cũng yêu cầu được vào phòng bên để thay đổi phẩm phục. Khi các quan phẩm phục chỉnh tề tiến đến trước ban thờ thì cụ bà, lúc đó đã mặc phẩm phục Nghi Nhân, được con cháu dìu từ phòng trong đi ra. Cụ bà khi đó đã yếu nhiều, lưng lại còng, cho nên con cháu xin phép các quan khách cho cụ được ngồi trên ghế kê bên mé sập. Bà thứ thất đứng sát ngay bên cạnh đế nâng giấc cụ bà. Hai vị quan tiến đến vai chào cụ bà để tỏ lòng kính trọng, rồi vị quan đầu tỉnh tuyên bố mục đích và nói nghi lễ sẽ diễn tiến như thế nào để mọi người tuân theo. Bánh pháo dài ở cây nêu được đốt lên để khai mạc buổi lễ. Khói hương nghi ngút trong nhà từ đường trộn với khói pháo từ ngoài sân bay vào, vẻ trang nghiêm của tất cả mọi người hiện. diện càng làm tăng cái không khí long trọng của một ngày đại lễ.
Dứt tiếng pháo thì chiêng trống, nhã nhạc nổi lên. Cụ Phạm Huy Thành, con rể cụ bà, khi đó làm quan Tri phủ, mũ áo cân đai trang trọng, đứng bên bàn thờ xướng lễ. Hai vị quan lần lượt quỳ trước hàm sắc lạy 4 lạy để tỏ lòng tôn kính vua. Rồi huyện quan trịnh trọng tiến dần trước ban thờ lấy tờ sắc vua ban từ trong hòm sắc ra, nâng hai tay đưa đến này đón lấy, nâng cao tờ sắc, quỳ trước ban thờ, trịnh trọng mở ra rồi đọc lên bằng mắt giọng ngân nga, trầm bổng như đọc một bài văn tế. Đọc xong, tờ sắc được xếp lại trong hòm, rồi cả hai vị quan lần lượt bái tạ. Cụ bà vì lưng còng, sức yếu không lễ được nên chỉ cúi rạp nhiều lần để tạ ơn vua. Ba ông con trai trong phẩm phục cũng đến quỳ lạy trước ban thờ đội ơn ân sủng. Thêm một tràng pháo dài lại được đốt lên. Tiếng nổ của pháo cối chen lẫn tiếng nổ của pháo con, đi đùng vang dậy. Cả hai vị đường quan quay về phía cụ bà, chắp tay vải và nói những lời ca tụng, chúc mừng. Cụ bà cúi đầu vái tạ và trịnh trọng cảm ơn hai vị đã thân hành đến cử hành buổi lễ cho tăng phần long trọng. Cụ phủ Thành cũng thay mặt toàn thể gia đình để nói lời cảm tạ. Sau đó, trước hết cả ba ông con trai, rồi ba ông con rể và các con cháu lần lượt đến phủ phục trên chiếc chiếu trải trước ghế cụ bà ngồi để lễ sống và chúc thọ cụ bà trong tiếng nhã nhạc. Ai nấy đều cảm động, nhưng cảm động nhất và sung sướng nhất có lẽ là cụ bà vì chúng tôi thấy miệng cụ luôn luôn tươi cười, không giấu được niềm vui, còn nước mắt thì giàn giụa vì xúc cảm.
Lễ tất thì các quan khách được mời dự tiệc. Sơn hào, hải vị chẳng thiếu món gì. Con cháu ai nấy đều vui vẻ, hớn hở. Trong khi ăn uống, tranh nhau mà nói chuyện lễ sinh phong. Tựu trung người nào cũng tấm tắc ca tụng buổi lễ đã được tổ chức long trọng, trang nghiêm; hai vị đường quan đến tận nơi làm lễ khiến cho gia đình càng thêm hãnh diện. Đến quá trưa tiệc mới xong. Lẽ tất nhiên khi 2 vị đường quan cáo biệt ra về, tất cả các con cháu đều ra tận của để tái tam tái tứ cám ơn và nói lời từ biệt.
Với thời thế đổi thay, những buổi lễ tương tự chắc chắn là không còn nữa, nhất là nó lại đầy màu sắc phong kiến. Dù sao nó cũng đánh dấu một giai đoạn đã qua. Mỗi khi nghĩ đến, chúng tôi lại nhớ lại cái quang cảnh trang nghiêm của buổi lễ, cái sung sướng của nội tổ khi nghe đọc sắc phong và khi các con cháu làm lễ chúc thọ cụ. Dù không muốn cũng không sao khỏi chạnh lòng hoài cổ!
Vì phải vật lộn với cuộc sống trong thời buổi mới, ngày nay và nhất là ở ngoại quốc, con cháu ít có thì giờ mà gần gụi cha mẹ, hiếm có dịp nói lên lòng mình với các đấng sinh thành. Chúng tôi tự hỏi nếu có hoàn cảnh, điều kiện, các con cháu có nên tổ chức những bữa tiệc lễ thọ cho các cụ để có dịp nói lên tấm lòng hiếu thảo, những tình cảm đối với cha mẹ, những lời biết ơn các đấng sinh thành đã hy sinh, nuôi nấng, gây dựng cho mình có được ngày nay.
Như thế há lại chẳng hay hay sao?
(ảnh AI)