NGUYỄN THƯỚC
Gia tướng, An Nam Tiết độ sứ NGUYỄN PHƯỚC (THƯỚC)
Người trong gia đình | ||
Tên | Gia tướng, An Nam Tiết độ sứ NGUYỄN PHƯỚC (THƯỚC) | |
Tên thường | NGUYỄN PHƯỚC | |
Tên Tự | NGUYỄN THƯỚC | |
Là con thứ | 1 | |
Ngày sinh | ||
Thụy hiệu | GIA TƯỚNG TRIỀU NGÔ | |
Ngày mất | ... | |
Nơi an táng | ĐỘNG HOA LƯ | |
Sự nghiệp, công đức, ghi chú | ||
- THÂN THẾ VÀ SỰ NGHIỆP Ngài là Nguyễn Thước là bộ tướng của Dương Đình Nghệ (triều Nam Hán cho làm An Nam Tiết độ sứ từ năm 931 đến năm 937) và của Ngô Quyền (939-944), húy là Nguyễn Phước (…. - …..), thân phụ và thân mẫu của ngài không được rõ, ngài được xem như Thủy Tổ của dòng Nguyễn Hữu Gia Tộc thuộc Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cổ Việt (nay thuộc Liên Gia Xã, Huyện Gia Viễn, Tỉnh Ninh Bình).Tiểu sử: Ngài là 1 gia tướng của Dương Đình Nghệ.- LĂNG MỘ VÀ CÁC NƠI THỜ TỰ Ngày mất hoặc lăng mộ của ngài không được rõ. Thờ tự được Miêu duệ thờ vọng tại Động Hoa Lư, Thôn Mai Phương, xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn và Thôn Minh Long, xã Xích Thổ, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Mới đây các hậu duệ và miêu duệ đời thứ 31, 32 và 33 luôn có ý thức về cội nguồn nên được thờ vọng tại Bình Dương và Bình Phước và Tp. HCM. Mục đích để lưu truyền con cháu biết về gốc tích cội nguồn.- GIA ĐÌNH- Vợ và con: Về gia đình, chỉ biết ngài có 3 người con trai là: 1/ Nguyễn Bồ: Gia tướng - Phù gia Hiển huệ Chiêu nghĩa đại vương - Khai quốc công thần Ngài húy là Nguyễn Bồ (919 - 967), Con trưởng của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước thời Dương Đình Nghệ nhà Ngô, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Ông là vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không đề cập tới Nguyễn Bồ, ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả. Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội và cuốn Hoa Tiên Nhị Quyển của Tộc phổ Nguyễn Hữu Gia có ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người Động Hoa Lư, Châu Đại Hoàng, Đại Cổ Việt, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận. Theo thần phả thì trận đánh quyết định diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 967. Đền thờ: Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vợ và con: 2 vợ: Chánh Thất: không được rõ danh tính và con cái không rõ. Chánh Thứ Nhất là công chúa Quế Hương là con gái Đinh Tiên Hoàng nghe tin chồng mất, tuyệt thực mà qua đời............................................................................................2/ Nguyễn Phục: Gia Tướng - khai quốc công thần húy là Nguyễn Phục (922 - 967), Ông là Con thứ hai của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước thời Dương Đình Nghệ, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Ông là vị tướng nhà Đinh, ông có công giúp Đinh Tiên Hoàng trong công cuộc đánh dẹp loạn 12 sứ quân thế kỷ 10 trong lịch sử Việt Nam. Sử sách không đề cập tới Nguyễn Phục. ông chỉ được nhắc đến qua các tài liệu thần phả. Thần phả tại đình Ba Dân ở Thanh Trì, Hà Nội ghi ông có 2 người anh em là Nguyễn Bặc và Nguyễn Phục, là người châu Đại Hoàng, cả ba đều là tướng đi theo Đinh Bộ Lĩnh hùng cứ ở Hoa Lư thời nhà Ngô. Cả Đinh Điền, Trịnh Tú và Lưu Cơ cũng tham gia vào lực lượng này. Đinh Bộ Lĩnh điều một đạo quân do tướng Nguyễn Bồ chỉ huy tiến đánh sứ quân Nguyễn Siêu. Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn cùng rất nhiều binh lính đều tử trận. Đinh Bộ Lĩnh cả giận, thống lĩnh toàn quân, cử Nguyễn Bặc làm Đại tướng tiên phong. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm. Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan. Nguyễn Siêu tử trận[1]. Theo thần phả thì trận đánh quyết định diễn ra vào ngày 15 tháng 7 năm 967. Đình Ba Dân: Đình Ba Dân, còn được gọi là đình Ba Xã, đình Ba Chạ, hay đình Tứ Hiệp bởi đây là đình chung của ba làng: Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì thuộc xã Tứ Hiệp - Thanh Trì - Hà Nội. Đình có tên như vậy do các làng này cùng thờ Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục - hai bộ tướng có công giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp tan loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Đình được dựng từ lâu, sau đó được tu bổ vào các năm : Tự Đức thứ 26 (1873), Thành Thái thứ 3 (1891), Thành Thái thứ 9 (1897), Bảo Đại thứ 2 (1927). Tương truyền đây là nơi đã từng diễn ra cuộc chiến giữa các tướng Đinh Bộ Lĩnh trong đó có tướng Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, đánh nhau với sứ quân Nguyễn Siêu đóng ở Tây Phù Liệt (nay là xã Đông Mĩ, Thanh Trì). Trong trận chiến ác liệt năm 967 thì Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục đã hy sinh. Đình Ba Dân là ngôi đình to lớn và cổ kính với kiến trúc hình chữ tam. Đình thờ hai anh em là tướng quân Nguyễn Bồ và Nguyễn Phục đồng thời phối thờ Nguyễn Bặc và công chúa Quế Hương - con Vua Đinh Tiên Hoàng. Trong Hậu cung có thờ tượng tướng quân Nguyễn Bồ cưỡi ngựa bạch, bên trái là tượng công chúa Quế Hương là con gái Đinh Tiên Hoàng và là vợ Nguyễn Bồ, tất cả đều được làm bằng gỗ quý hiếm. Đã hàng thế kỷ trôi đi nhưng những công trình kiến trúc cổ ấy vẫn còn nguyên giá trị, như một minh chứng cho lịch sử Hà Nội cuối thế kỷ X. Lễ hội đình Ba Dân: Hội làng Cổ Điển cũng là hội chung của ba làng Cổ Điển, Cương Ngô và Đồng Trì, được tổ chức tại đình Ba Dân, từ 14 đến ngày 16 tháng 2, trong đó ngày 15 - 2 là chính hội. Hội có tế lễ, rước kiệu các đức thánh và nhiều trò vui chơi giải trí. Múa sư tử và múa rồng là môn nghệ thuật truyền thống từ lâu đời của 3 làng Cổ Điển - Cương Ngô - Đồng Trì, rất nổi tiếng. Đền thờ: Hiện nay ông được thờ tại đình Ba Dân thuộc làng Cổ Điển thuộc xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Vợ và con: không được rõ danh tính và con cái không rõ.....................................................................................................3/ Nguyễn Bặc: Thái Tể Định Quốc Công Thần Triều Đinh húy là Nguyễn Bặc (924-979), Ông là con thứ ba của ngài Gia Tướng Nguyễn Phước, còn thân mẫu của ngài không được rõ danh tính. Thuở thiếu thời, ngài chăn trâu tập trận cờ lau ở động Hoa Lư, thung lau, thung lá kết nghĩa đào viên với Đinh Bộ Lĩnh và Đinh Điền, cùng lớn lên bên dòng sông quê hương Đại Hoàng (Gia Viễn, Ninh Bình). Tương truyền ngài rất giỏi võ và có sức khẻo phi thường. Tánh tình ngài thẳng thắn, bộc trực và nghĩa hiệp, luôn luôn bênh vực kẻ yếu. Vào thế kỷ thứ X, đất nước vừa qua ngàn năm Bắc thuộc lập được nền tự chủ dưới triều Ngô Vương, rồi lại rơi vào tình trạng cát cứ của 12 sứ quân. (Sau khi Ngô Xương Ngập mất vào năm Giáp Dần (954), Ngô Xương Văn giữ ngôi rồi mất năm Ất Sửu (965), Ngô Xương Xí nắm binh quyền, trở thành một sứ quân giống như các sứ quân khác). Lúc này, ngài đã 30 tuổi, cùng Đinh Bộ Lĩnh theo phò sứ quân Trần Lãm ở cùng Bố Hải Khẩu (nay thuộc tỉnh Thái Bình). Khi Trần Lĩnh đem binh lực về Hoa Lư, cố thủ vững chắc và liên tiếp tấn công các sứ quân khác để gây thành thế. Ngài cư xử với Đinh Bộ Lĩnh không khác gì Quan Vân Trường đối với Lưu Bị. Khi Đinh Bộ Lĩnh bàn việc quân ngài cắp giáo đứng hầu giữ lễ vua tôi, có ai dâng thức ăn ngài đều nếm trước để tránh cho Đinh Bộ Lĩnh khỏi bị đầu độc. Khi xông pha trận mạc ngài đều đi đầu để ngăn chận mọi nguy hiểm có thể xảy ra cho Đinh Bộ Lĩnh. Có lần Đinh Bộ Lĩnh bị sa vào hiểm địa lại bị trúng tên ngã ngựa, ngài một mình một gươm, cõng bạn trên lưng, leo lên núi đá dựng đứng để thoát vòng vây. Năm Mậu Thình (968) Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế (tức là Đinh Tiên Hoàng), đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Sau đó, nhà vua định cấp bậc các quan văn võ, tăng đạo và phong chức tước cho các quan. ngài được phong tước Định Quốc Công, xếp hàng đầu các công thần. Ngày 15 tháng 8 năm Kỷ Mão(10.9.979) Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị Đỗ Thích sát hại. Nghe tin, ngài khóc mãi ba ngày đêm đến hai mắt chảy máu và râu tóc trắng như tuyết. Ngài cùng đình thần tìm bắt Đỗ Thích đem giết rồi cùng Đinh Điền và Lê hoàn tôn Vệ Vương Đinh Toàn (lúc đó mới 6 tuổi) lên ngôi. Ngài và Đinh Điền làm Phụ Chính đại thần, Lê Hoàn làm Nghiếp Chính. Sau đó Lê Hoàn tự xưng là Phó Vương. Được sự giúp đỡ của Thái Hậu Dương Vân Nga, Lê Hoàn tự do ra vào cung cấm và muốn đoạt ngôi vua. Hay tin, ngài cùng Đinh Điền-lúc bấy giờ đang đóng quân ở Châu Ái (Thanh Hoá) - đem binh về triều hỏi tội, Lê Hoàn đưa thư phân lẽ thiệt, hơn và muốn ngài hợp tác lập nên một triều đại mới. Ngài đọc xong, xé thư mắng chửi sứ giả "Bặc này là bậc đại trượng phu đầu đội trời, chân đạp đất, cả đời chỉ biết thờ một vua sống không đổi lòng, chết không đổi dạ. Ta không bao giờ chịu bẩn tai nghe lời tà ngụy của đứa tiếm ngôi. Hãy về nói lại với chủ ngươi, ta quyết lấy máu hắn để tắm rửa cho ngôi báu nhà Đinh." Sứ giả về thuật lại và tỏ ý ngạc nhiên trước sự giận dữ của ngài. Lê Hoàn nghe xong, buồn rầu nói :"Nếu Nguyễn Bặc không làm như vậy mới điều làm ta ngạc nhiên". Điều này chứng tỏ trong thâm tâm, Lê Hoàn rất trọng khí tiết của ngài. Lê Hoàn bèn cử đại binh chận đánh. Đinh Điền bị tử trận, Ngài bị bắt đem về Hoa Lư và bị hại. Ngài mất ngày 15 tháng 10 năm Kỷ mão (8.11.979) thọ 56 tuổi. Sứ giả Ngô Sĩ Liên bình luận trong Đai Việt Sử Ký Toàn Thư: "Lê Hoàn là đại thần khác họ, tay nắm binh quyền, lại mong làm việc như Chu Công, thường tình còn nghi ngờ huống chi Nguyễn Bặc ở chức Thủ Tướng và Đinh Điền là đại thần cùng họ với vua, việc khởi binh ấy không phải làm loạn mà là mt lòng phò tá họ Đinh, đánh không được mà chết, cái chết ấy là đúng chỗ..." Đặng Minh Khiêm thời Lê Thánh Tông có bài thơ ca tụng Ngài, hai câu cuối là: " Phục nghĩa đương lang toàn đại tiết, Thủy chung thệ bất phụ Đinh Hoàng."dịch nghĩa là : " Giữ nghĩa đương lang toàn tiết lớn, Thủy chung thề chẳng phụ Đinh Hoàng." Đức Nhị Tiền ThủyTổ Nguyễn Bặc là một vị đại công thần suốt đời hy sinh cho người bạn kết nghĩa là Đinh Tiên Hoàng, khí tiết hiên ngang, sẵn sàng lấy cái chết để bảo vệ nhà Đinh. Lăng Ngài táng ở thôn Vĩnh Ninh, làng Đại Hữu (Gia Viễn, ninh Bình). lăng được trùng tu lần mới nhất vào năm Kỷ Tỵ (1989). Về đền thờ, ngài được thờ ở nhiều nơi: Chính thức là ngôi từ đường Nguyễn Tộc tại thôn Vĩnh Ninh (Gia Viễn, Ninh Bình). Tại đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình) dựng từ thế kỷ XI. Đến có 3 tòa: tòa ngoài là bái đường, tòa giữa gọi là Thiên Hương thờ tứ trụ triều đình của nhà Đinh: Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Trịnh Tú, Lưu Cơ. Toà trong cùng là chính cung thờ Đinh Tiên Hoàng, Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Tại Thôn Động hoa lư, thôn mai phương, xã gia hưng, huyện gia viễn, tỉnh ninh bình. Tại thôn Vân Hà làng Đại Hữu (Gia Viễn, Ninh Bình) có ngôi đền thờ 3 vị anh hùng đào viên kết nghĩa là Đinh Bộ Lĩnh, Nguyễn Bặc và Đinh Điền. Tại làng Thanh Trì ngoại thành Hà Nội, có ngôi đền chung cùa 3 xã: Cương Ngô, Cổ Diển, Đồng Trì thờ chung hai anh em ngài Nguyễn Bặc và nguyễn Bồ, ngoài ra ở mỗi xa đều có đình riêng thờ hai ngài. Đặc biệt, tại huyện Hoa Lư (Ninh Bình) có bốn thôn đều có đình thờ ngài làm thành hoàng, trong đó thô Ngô Hạ thờ tượng ngài. Năm Canh thân (1980) chi họ Nguyễn Đình tước tượng ngài về thờ ở từ đường của chi họ (cùng thôn). Tại kinh thành Phú Xuân (Huế) vua Minh Mệnh cho xây miếu Lịch Đại Đế Vương để thờ các vị vua và các danh tướng qua các triều đại trong đó có ngài Nguyễn Bặc. Năm Đinh dậu (1917) ngài được vua Khải Định sắc phong là Hộ Quốc Tướng Công Trác Võ Thượng Đẳng Phúc Thần. Vợ và con: chỉ biết ngài có hai người con là Nguyễn Đê và Nguyễn Đạt. | ||
|
||
Liên quan (chồng, vợ) trong gia đình | ||
Tên | 越瞿大 皇大州 爐華洞 | |
Tên thường | ||
Tên tự | ||
Ngày sinh | ||
Sự nghiệp, công đức, ghi chú |
: honguyen